trung tâm gia sư biên hòa

Gia Sư Bách Khoa nêu cách học hiệu quả ca dao dân ca ngữ văn 7

Gia Sư Bách Khoa nhận thấy ca dao dân ca là một trong những phần nội dung quan trọng mà chúng ta được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7. Để học tốt phần này, Gia Sư Bách Khoa xin chia sẻ đến bạn đọc một vài kinh nghiệm dưới dây.

Gia Sư Bách Khoa giúp bạn tìm hiểu ca dao dân ca là gì ?

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu nội dung ý nghĩa và vẻ đẹp nghệ thuật của từng bài ca dao dân ca, chúng ta cần có cái nhìn khái quát tổng thể về thể loại này.
trung-tam-gia-su-bach-khoa-neu-cach-hoc-hieu-qua-ca-dao-dan-ca-ngu-van-7
Xét về nguồn gốc, ca da dân cao thuộc về văn học dân gian. Hiểu một cách cơ bản, văn học dân gian ra đời khi con người chưa có chữ viết. Thế nhưng, với nhu cầu sáng tạo nghệ thuật và khát khao thể hiện suy nghĩ tình cảm, nhân dân ta đã sáng tạo nên những tác phẩm văn học dân gian. Vì những giá trị nội dung sâu sắc và nghệ thuật độc đáo, chúng được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thế cho nên, ta cũng có thể hình dung một cách giản đơn rằng: ca dao dân ca cũng thuộc thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. 
Tuy nhiên, là người học, chúng ta cũng cần phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa ca dao và dân ca. Nếu dân ca là những sáng tác kết hợp giữa lời và nhạc thì ca dao lại chính là lời thơ của dân ca. Cũng giống như trong âm nhạc, dân ca là bài hát còn ca dao lại là lời nhạc. 

Gia Sư Bách Khoa giúp bạn cách học ca dao dân ca như thế nào ?

Mỗi thể loại sẽ có những đặc trưng nổi bật. Do đó, không chỉ riêng ca dao dân ca mà ở bất cứ thể loại nào như: tục ngữ, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười…chúng ta cần nắm được những điểm riêng biệt rồi sau đó mới đi sau vào từng tác phẩm để cảm thụ vản học.
Đối với ca dao, chúng ta cũng cần nắm cái chung rồi mới khám phá đến cái riêng.
gia-su-bach-khoa-tphcm-neu-cach-hoc-hieu-qua-ca-dao-dan-ca-ngu-van-7
Về nội dung, khi tìm hiểu ca dao, người đọc cần hiểu được cảm xúc chủ đạo của một bài ca dao. Bởi lẽ, ngay từ khái niệm đã chỉ ra rằng: ca dao dân ca diễn tả đời sống nội tâm phong phú và sâu sắc của con người. Và các bạn cũng yên tâm rằng mình sẽ cảm nhận được tình cảm mà tác giả muốn truyền đạt qua tác phẩm của mình. Bởi vì, nhân dân ta ngay từ thuở xa xưa đều mang những đặc tính nội bật của người nông dân: chân chất, mộc mạc, giản dị… (Việt Nam là một nước nông nghiệp với nền văn minh lúa nước. Ba phần tư dân số là người nông dân. Đó là số liệu thống kể ngày trước.) Do đó, những tình cảm mà dân ta truyền đạt qua tác phẩm của mình đều rất gần gũi và đời thường nhưng sâu sắc như: những câu hát về tình cảm gia đình (tình nghĩa vợ chồng, công cha nghĩa mẹ, tình cảm anh em cô dì chú bác, lòng hiếu thảo với ông bà…); những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người; những câu hát than thân; những câu hát châm biếm…Đó đều là những chủ đề lớn trong ca dao dân ca. Người đọc chỉ cần đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật trữ tình, liên hệ với những người mình yêu thương để có thể hiểu và cảm được tình cảm chân thật mà dân ta muốn truyền đạt qua những bài ca dao dân ca. Chắc chắn ta sẽ thấy được nét hay ở cái tình của người Việt Nam.
gia-su-bach-khoa-neu-cach-hoc-hieu-qua-ca-dao-dan-ca-ngu-van-7
Về nghệ thuật, khi tìm hiểu ca dao, người đọc cũng cần nắm được những đặc sắc nghệ thuật thường được sử dụng. Tất nhiên, ở mỗi bài sẽ có những điểm khác nhau, tuy nhiên tựu chung lại sẽ có những điểm giống nhau giữa các bài trong cùng một thể loại. Vậy điểm giống nhau đó ở đây là gì ? Đa phần các bài ca dao dân ca đều sử dụng thể thơ lục bát. Dòng trên sáu chữ. Dòng dưới tám chữ. Có lẽ chính vì thế mà lục bát đã trở thành thể thơ truyền thống của dân tộc ta. Ở thể loại này, ta cũng cần nắm được cách gieo vần, ngắt nhịp để cảm nhận được tính nhạc của nó. Không chỉ vậy, ca dao dân ca còn thường xuyên sử dụng những biện pháp tu từ nghệ thuật độc đáo như: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, so sánh, điệp, chơi chữ, câu hỏi tu từ…Có thể có những mô típ quen thuộc như: “thân em…”; “Đường vô xứ…quanh quanh”… Và cả những hình ảnh tưởng trưng quen thuộc như: mái đình, cây đa, thuyền, bến… Nắm được những yếu tố đó, ta sẽ cảm được phần nào đó cái hay của từng bài ca dao dân ca rồi.
Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo